- Áo phao phát chưa hết không nên cố phát cho hết. Hãy mang về dự trữ cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra ở miền Trung trong thời gian tới.
- Cano, thuyền cứu hộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ nên đưa lên bờ, về nơi tập kết ban đầu để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp mới. Những thiết bị và phương tiện cứu hộ tặng lại địa phương phải chắc chắn có người vận hành, bảo quản mới tặng. Nên thiết lập một mạng lưới trên google map để biết nguồn lực sẵn có đang ở đâu để huy động cho lần sau. Đặc biệt là cho tình hình mưa lũ phức tạp sắp tới có thể xảy ra ở miền Trung.
- Các nhóm thiện nguyện cứu trợ lưu ý về nhu yếu phẩm có thể mua và huy động từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như quần áo, gạo, đồ ăn khô, ... thậm chí cả xe vận chuyển thì nên mua và thuê tại Hà Nội. Tránh việc vận chuyển những thứ từ xa xôi về miền Bắc tốn thời gian, xăng dầu, chi phí mà thứ đó có thể tiếp cận được ở kho, cửa hàng gần nơi có nhu cầu nhất.
- Đối với miền núi phía Bắc, chỉ còn các điểm xa xôi chưa được tiếp cận và hỗ trợ. Đa số các điểm đô thị đã tiếp cận được nhu yếu phẩm và đã qua giai đoạn cứu trợ khẩn cấp. Vì vậy chúng ta chuyển pha từ Cứu Nạn, sang Cứu Trợ và giờ là Tái Thiết, Phục Hồi. Bà con miền núi phía Bắc vẫn sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng trong một hành trình dài phía trước.
Vì vậy mọi người muốn giúp bà con miền núi phía Bắc có thể tính đến các chương trình dài hơi để đồng hành cùng nhau.
- Trước mắt các tỉnh bị thiệt hại cần đánh giá nhanh nhu cầu từ mỗi địa phương, công bố số liệu về nhu cầu minh bạch. Phần nào nhà nước có thể giải quyết sớm, phần nào cần đến sự chung tay của cộng đồng. Lúc đó các nhóm, tổ chức và cá nhân có thể đăng ký hỗ trợ với chính quyền địa phương.
Trong nửa cuối tháng 9, tháng 10 và 11 tình hình mưa, bão, lũ sẽ phức tạp khó lường ở miền Trung. Chúng ta đi cứu trợ nhưng cũng không nên để ngôi nhà mình trống trải và thiếu nhân lực. Mọi thứ cần được chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống cực đoan có thể xảy ra.
Nguồn: Huy Nguyen Facebook
- Cano, thuyền cứu hộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ nên đưa lên bờ, về nơi tập kết ban đầu để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp mới. Những thiết bị và phương tiện cứu hộ tặng lại địa phương phải chắc chắn có người vận hành, bảo quản mới tặng. Nên thiết lập một mạng lưới trên google map để biết nguồn lực sẵn có đang ở đâu để huy động cho lần sau. Đặc biệt là cho tình hình mưa lũ phức tạp sắp tới có thể xảy ra ở miền Trung.
- Các nhóm thiện nguyện cứu trợ lưu ý về nhu yếu phẩm có thể mua và huy động từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như quần áo, gạo, đồ ăn khô, ... thậm chí cả xe vận chuyển thì nên mua và thuê tại Hà Nội. Tránh việc vận chuyển những thứ từ xa xôi về miền Bắc tốn thời gian, xăng dầu, chi phí mà thứ đó có thể tiếp cận được ở kho, cửa hàng gần nơi có nhu cầu nhất.
- Đối với miền núi phía Bắc, chỉ còn các điểm xa xôi chưa được tiếp cận và hỗ trợ. Đa số các điểm đô thị đã tiếp cận được nhu yếu phẩm và đã qua giai đoạn cứu trợ khẩn cấp. Vì vậy chúng ta chuyển pha từ Cứu Nạn, sang Cứu Trợ và giờ là Tái Thiết, Phục Hồi. Bà con miền núi phía Bắc vẫn sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng trong một hành trình dài phía trước.
Vì vậy mọi người muốn giúp bà con miền núi phía Bắc có thể tính đến các chương trình dài hơi để đồng hành cùng nhau.
- Trước mắt các tỉnh bị thiệt hại cần đánh giá nhanh nhu cầu từ mỗi địa phương, công bố số liệu về nhu cầu minh bạch. Phần nào nhà nước có thể giải quyết sớm, phần nào cần đến sự chung tay của cộng đồng. Lúc đó các nhóm, tổ chức và cá nhân có thể đăng ký hỗ trợ với chính quyền địa phương.
Trong nửa cuối tháng 9, tháng 10 và 11 tình hình mưa, bão, lũ sẽ phức tạp khó lường ở miền Trung. Chúng ta đi cứu trợ nhưng cũng không nên để ngôi nhà mình trống trải và thiếu nhân lực. Mọi thứ cần được chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống cực đoan có thể xảy ra.
Nguồn: Huy Nguyen Facebook